Bài 11: Bài luyện tập 2

– Nhằm giúp các em nắm được kiến thức môn Hoá Học mà nhiều em cho rằng là quá khó và quá phức tạp. Và nhằm giúp các em biết giải bài tập hoá học từ lớp 8 đến lớp 12 một cách dễ dàng

– Kênh Thầy Hải Dạy Hoá Online và trang web tuhoctot.com hướng dẫn các em một cách chi tiết nhất về giải bài tập trong sách giáo khoa

 ✅ Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp 8

 ✅ Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp 9

 ✅ Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp 10

 ✅ Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp 11

 ✅ Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp 12

– Trong quá trình thầy hướng dẫn giải, cũng như trong quá trình học của các em, có gặp gì khó khăn hay thắc mắc, hãy liên hệ với thầy bằng cách trao đổi trực tiếp vào phần bình luận

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT BÀI TẬP HOÁ 8 – BÀI 11 BÀI LUYỆN TẬP 1

Bài 1: Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si, và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3.

Biết các nhóm (OH), (NO3), Cl đều hóa trị I.

Lời giải:

Gọi hóa trị của các chất cần tính là a. Ta có:

– Cu(OH)2 1.a = I x 2 ⇒ a = II

Hay Cu có hóa trị II.

– PCl5 1.a = I x 5 ⇒ a = V

Hay P có hóa trị V.

– SiO2 1.a = II x 2 ⇒ a = IV

Hay Si có hóa trị IV.

– Fe(NO3)3 1.a = I x 3 ⇒ a = III

Hay Fe có hóa trị III.

Bài 2: Cho biết công thức hóa học của hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau (X, Y là những nguyên tố nào đó): XO, YH3.

Hãy chọn công thức hóa học nào là đúng cho hợp chất của X với Y trong số các công thức sau đây:

A. XY3.

B. X3Y.

C. X2Y3.

D. X3Y2.

E. XY.

Lời giải:

* Gọi hóa trị của X trong công thức  là a

Theo quy tắc hóa trị ta có : a.1 = II.1 ⇒ a = II

⇒ X có hóa trị II

* Gọi hóa trị của Y trong công thức  là b

Theo quy tắc hóa trị ta có : b.1 = I.3 ⇒ b = 3

⇒ Y có hóa trị III

* Hợp chất X(II) và Y(III) có công thức dạng chung là 

Theo quy tắc hóa trị ta có : II.x = III.y ⇒  ⇒ x = 3, y = 2

⇒ Công thức là X3Y2. Đáp án D

Bài 3: Theo hóa trị của sắt trong hợp chất có công thức hóa học là Fe2O3 hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức hợp chất có phân tử Fe liên kết với (SO4) hóa trị (II) sau:

A. FeSO4.

B. Fe2SO4.

C. Fe2(SO4)2.

D. Fe2(SO4)3.

E. Fe3(SO4)2.

Lời giải:

* Gọi hóa trị của Fe trong công thức  là a.

Theo quy tắc hóa trị ta có: a.2 = II.3 ⇒ a = III ⇒ Fe có hóa trị III

* Công thức dạng chung của Fe(III) và nhóm SO4hóa trị (II) là 

Theo quy tắc hóa trị ta có: III.x = II. y ⇒  ⇒ chọn x = 2, y = 3

⇒ Công thức hóa học là Fe2(SO4)3

Đáp án D

Bài 4: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất có phần tử gồm kali K(I), bari Ba(II), nhôm Al(III) lần lượt liên kết với:

a) Cl.

b) Nhóm (SO4).

Lời giải:

a) * Gọi công thức hóa học chung của K(I) và Cl (I) là 

Theo quy tắc hóa trị ta có:

Vậy CTHH của KxCly là KCl

Phân tử khối : 39 + 35,5 = 74,5 đvC

* Gọi công thức hóa học chung của Ba(II) và Cl (I) là 

Vậy CTHH của BaxCly là BaCl2

Phân tử khối : 137 + 35,5 x 2 = 208 đvC

* Gọi công thức hóa học chung của Al(III) và Cl (I) là 

Vậy CTHH của AlxCly là AlCl3

Phân tử khối : 27 + 35,5 x 3 = 133,5 đvC

b) * Gọi công thức hóa học chung của K(I) và SO4(II) là 

Vậy CTHH của Kx(SO4)y là K2SO4

Phân tử khối : 39.2 + 32 + 16 x 4 = 174 đvC

* Gọi công thức hóa học chung của Ba(II) và SO4(II) là 

Vậy CTHH của Bax(SO4)y là BaSO4

Phân tử khối : 137 + 32 + 16 x 4 = 233 đvC

* Gọi công thức hóa học chung của Al(III) và SO4(II) là 

Vậy CTHH của Alx(SO4)y là Al2(SO4)3

Phân tử khối : 27.2 + (32 + 16 x 4).3 = 342 đvC