Bài 4: Nguyên tử

– Nhằm giúp các em nắm được kiến thức môn Hoá Học mà nhiều em cho rằng là quá khó và quá phức tạp. Và nhằm giúp các em biết giải bài tập hoá học từ lớp 8 đến lớp 12 một cách dễ dàng

– Kênh Thầy Hải Dạy Hoá Online và trang web tuhoctot.com hướng dẫn các em một cách chi tiết nhất về giải bài tập trong sách giáo khoa

 Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp

 Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp 9

 Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp 10

 Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp 11

 Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp 12

– Trong quá trình thầy hướng dẫn giải, cũng như trong quá trình học của các em, có gặp gì khó khăn hay thắc mắc, hãy liên hệ với thầy bằng cách trao đổi trực tiếp vào phần bình luận

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT BÀI TẬP HOÁ 8 – BÀI 4 NGUYÊN TỬ

Bài 1: Hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp

“….là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ …. tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm …. mang điện tích dương và vỏ tạo bởi ….”

Lời giải:

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm”.

Bài 2: a) Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa, đó là những hạt nào?

b) Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích những loại hạt mang điện?

c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?

Lời giải:

a) Nguyên tử tạo thành từ ba loại nhỏ hơn nữa là: proton, electron và nơtron.

b) Tên, kí hiệu, điện tích những loại hạt mang điện

Tên Proton Electron
Kí hiệu p e
Điện tích +1 -1

c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt proton trong hạt nhân.

XEM VIDEO HƯỚNG DẪN

Bài 3: Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?

Lời giải:

Khối lượng nguyên tử gồm khối lượng hạt nhân và khối lượng các electron, nhưng khối lượng electron quá nhỏ so với khối lượng hạt nhân, nên có thể bỏ qua. Do đó có thể coi khối lượng hạt nhân là khối lượng nguyên tử.

Bài 4: Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy vị dụ minh họa với nguyên tử oxi.

Lời giải:

Electron luôn chuyển động nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

Ví dụ: Nguyên tử oxi có 8 electron chia hai lớp, lớp trong có 2 và lớp ngoài có 6 electron.

Bài 5: Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau:

Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Lời giải:

Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong nguyên tử Số e lớp ngoài cùng Số lớp electron
He 2 2 2 1
C 6 6 4 2
Al 13 13 3 3
Ca 20 20 2 4