Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng

– Nhằm giúp các em nắm được kiến thức môn Hoá Học mà nhiều em cho rằng là quá khó và quá phức tạp. Và nhằm giúp các em biết giải bài tập hoá học từ lớp 8 đến lớp 12 một cách dễ dàng

– Kênh Thầy Hải Dạy Hoá Online và trang web tuhoctot.com hướng dẫn các em một cách chi tiết nhất về giải bài tập trong sách giáo khoa

 Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp

 Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp 9

 Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp 10

 Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp 11

 Hướng dẫn giải chi tiết bài tập hoá học lớp 12

– Trong quá trình thầy hướng dẫn giải, cũng như trong quá trình học của các em, có gặp gì khó khăn hay thắc mắc, hãy liên hệ với thầy bằng cách trao đổi trực tiếp vào phần bình luận

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT BÀI TẬP HOÁ 8 – BÀI 15 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

Bài 1: a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.

b) Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn.

Lời giải:

a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng: ” Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng “.

b) Một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn vì trong phản ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn, không mất đi.

Bài 2: Trong phản ứng ở thí nghiệm trên, cho biết khối lượng của natri sunfat Na2SO4 là 14,2g khối lượng của các sản phẩm bari sunfat BaSO4 và natri clorua NaCl theo thứ tự là 23,3g và 11,7g.

Hãy tính khối lượng của Bari clorua BaCl2 đã phản ứng.

Lời giải:

Phương trình chữ của phản ứng:

Natri sunfat + Bari clorua → Bari sunfat + Natri clorua

Theo định luật bảo toàn khối lượng

mBaCl2 + mNa2SO4 = mBaSO4 + mNaCl 

⇒ mBaCl2 = mBaSO4 + mNaCl – mNa2SO4 = 23,3 + 11,7 – 14,2 = 20,8g.

Bài 3: Đốt cháy hết 9g kim loại magie Mg trong không khí thu được 15g hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là phản ứng với khí oxi O2 trong không khí.

a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng.

Lời giải:

a) mMg + mO2 = mMgO.

b) mO2= mMgO – mMg = 15 – 9 = 6(g).