Hàn the là gì ? Tác hại và công dụng của nó như thế nào ?

Thông tin hóa học
Trong hóa học, Borac gồm có các loại sau:
– Borac khan hay têtraborat natri khan (Na2B4O7)
– Borac pentahiđrat (Na2B4O7.5H2O)
– Borac đềcahiđrat (Na2B4O7.10H2O)
Thuật ngữ borac thông thường được dùng để chỉ borac đềcahiđrat. Từ đây trở đi thuật ngữ này được dùng để chỉ borac đềcahiđrat.

hàn the là gì,tác hại của hàn the,hàn the trong thực phẩm,borac,borac là gì,công thức hóa học của Borac,công thức hóa học của hàn the,Na2O4 B7.10 H2O

Tinh thể borac. Công thức phân tử: Na2O4 B7.10 H2O

Borac cũng được gọi là borat natri ngậm 10 phân tử nước hay têtraborat natri ngậm 10 phân tử nước, là một hợp chất hóa học quan trọng của bo. Nó là một chất rắn kết tinh màu trắng, mềm, nhiều cạnh dễ dàng hòa tan trong nước. Khi để ra ngoài không khí khô, nó bị mất nước dần và trở thành khoáng chất tincalconit màu trắng như phấn (Na2B4O7.5 H2O). Borac thương phẩm được bán ra thông thường bị mất nước một phần.

Xem video giới thiệu chi tiết về hàn the (borax)

Tác hại của hàn the

Cũng vì hàn the có khả năng diệt khuẩn, chống nấm mốc nên nhiều tiểu thương nhằm tăng lợi nhuận đã lạm dụng hàn the với liều lượng nhiều để tẩm ướp thực phẩm làm cho thịt, cá, giò chả,… tươi lâu hơn, dẻo dai hơn.

Tuy nhiên việc sử dụng hàn the không đúng cách, với liều lượng nhiều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, cụ thể như sau:

– Khi ăn phải thực phẩm có hàn the thì cơ thể có thể đào thải khoảng 70% còn lại được tích tụ trong các cơ quan nội tạng, đến lúc nào đó lượng hàn the lên tới 5g thì gây ngộ độc cấp và mãn tính, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

– Đối với người có đường ruột yếu thì khi ăn phảithực phẩm chứa hàn the dễ gây tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa. Lâu dần sẽ tích tụ trong gan dẫn đến hại gan, suy nhược cơ thể.

– Hàn the kích thích hệ thần kinh có thể gây trầm cảm, riêng thận phải lọc nhiều chất độc trong hàn the lâu ngày sẽ suy yếu và rối loạn chức năng thận.

– Ngoài ra một số tác hại khác của hàn the như gây rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt rất nguy hiểm cho trẻ em và thai nhi.

Trên đây là một số thông tin về hàn the cũng như các tác hại cực kỳ nguy hiểm của hàn the, vì vậy bạn hãy tham khảo các cách lựa chọn thực phẩm không chứa hàn the để bảo vệ sức khoẻ gia đình mình nhé.

Vai trò của hàn the

Hàn the được sử dụng rộng rãi trong các loại chất tẩy rửa, chất làm mềm nước, xà phòng, chất khử trùng và thuốc trừ sâu. Một trong các ứng dụng được quảng cáo nhiều nhất là sử dụng làm nước rửa tay cho công nhân trong công nghiệp. Nó cũng được sử dụng làm men thủy tinh men gốm, thủy tinh và làm cứng đồ gốm sứ. Nó cũng rất dễ dàng chuyển thành axít boric hay các borat khác, và chúng có nhiều ứng dụng.

Trong gia đình

– Diệt kiến, gián, rệp,… bằng hàn the, chỉ cần trộn hàn the với đường rồi đổ ra giấy, sau đó để tờ giấy này vào các nơi kín như kẹt, hóc tủ trong nhà, những loài côn trùng này ăn phải hàn the sẽ bị ngộ độc và chết ngay.

– Đánh bóng nồi, chảo: chỉ cần rắc hàn the lên và ngâm vài phút sau đó chùi rửa lại với nước rửa chén, những vết dầu mỡ sẽ được đánh bay.

– Tiêu diệt nấm mốc trong nhà: chỉ cần pha hàn the với ít nước rồi dùng hỗn hợp này thoa lên chỗ nấm móc để qua đêm, sáng hôm qua lau sạch lại chỗ nấm mốc bám.

– Dùng để tẩy sạch toilet: chỉ cần rắc hàn the vào bồn cầu để qua đêm rồi dùng cọ rửa bồn cầu lại, bồn cầu sẽ được tẩy sạch sẽ.

Trong công nghiệp

Hàn the được sử dụng để sản xuất thuỷ tinh, men sứ các loại, men tráng đồ sắt, nguyên liệu để sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng,…

Trong y học

Hàn the được dùng với liều lượng vừa phải để bôi ngoài danhỏ mắt, súc miệng khi bị chàm, viêm da, viêm răng lợi, đau mắt,…

Trong thực phẩm

Hàn the hạn chế lên men, chống nấm mốc, diệt khuẩn,… giúp cho thực phẩm tươi lâu, màu sắc bắt mắt, tăng độ dẻo dai của một thực phẩm như giò chả, hủ tiếu, bánh tráng,…

Một lượng lớn borac pentahiđrat được sử dụng trong sản xuất sợi thủy tinh và xelulôza cách nhiệt như là chất làm chậm cháy và hợp chất chống nấm. Một lượng lớn sử dụng trong sản xuất peborat natri mônôhiđrat để sử dụng trong bột giặt.

Hỗn hợp của borac và clorua amôni (NH4Cl) được sử dụng như là chất trợ chảy khi hàn các hợp kim chứa sắt như thép. Nó hạ thấp điểm nóng chảy của các ôxít sắt không mong muốn, cho phép nó chảy ra. Borac cũng được trộn với nước làm chất trợ chảy khi hàn các kim loại quý như vàng hay bạc. Nó cho phép que hàn nóng chảy chảy tràn lên các mối nối cần thiết.

Khi sử dụng trong hỗn hợp, borac cũng có thể dùng để giết kiến đục gỗ và bọ chét. Borac là một thành phần trong chất lỏng nhớt slime.

Nguồn gốc của tên gọi borac có lẽ bắt nguồn từ tiếng Ba Tư bürah. Từ này được sử dụng một cách khinh miệt trong thập niên 1940 để chỉ các đồ nội thất hiện đại thiết kế lòe loẹt và các sản phẩm sản xuất công nghiệp khác. Một số khác cho rằng cách nói này có nguồn gốc từ các quảng cáo đối với những người lau dọn trong gia đình, mặc dù có thể nó có nguồn gốc từ tiếng Yiddish “borachs”, có nghĩa là các đồ nội thất được thuê mượn.

Borac cũng là một phụ gia thực phẩm tại một số quốc gia (nó bị cấm sử dụng tại Hoa Kỳ, Việt Nam), với số E là E285. Nó sử dụng tương tự như muối ăn, và nó có trong món trứng cá muối của Pháp và Iran. Mặc dù nó được sử dụng như là thuốc trừ sâu và có độc tính, nhưng liều gây chết 50% (LD50) của borac là tương tự như của muối ăn (cả hai đều khoảng 3.000 mg/kg thể trọng).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*