Kim loại tác dụng với nước

I. Tổng quan về bài toán kim loại tác dụng với nước.

+ Một số kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch kiềm: Kim loại nhóm IA (Li, Na, K, Rb, Cs) một số kim loại nhóm IIA (Ca, Sr, Ba).

Xem video hướng dẫn chi tiết

VD1: Khi cho hỗn hợp gồm Na, Ca vào nước ta có các phương trình phản ứng sau đây:

                  Na     +       H2O   —>     NaOH         +       ½ H2

                  Ca     +       2H2O  –>     Ca(OH)2      +       H2

Tổng quát:   M      +       nH2O  —>   M(OH)2      +       n/2H2

  • Nếu nhìn từ khía cạnh phản ứng oxi hóa khử:

Kim loại M nhường ne:            M    —>    Mn+    +       ne

H2O là chất nhận e:                  H2O   +       2e   —>   2OH  +       H2

         Bài toán thường cho biết trước số mol của H2 khi đó ta có thể tính nhanh số mol của kim loại cũng như lượng OH được sinh ra trong dung dịch.

+ Số mol của kim loại:                      n.nKL = 2nH2                   (n số e kim loại nhường)

+ Số mol của ion OH:                       nOH- = 2nH2

VD2: Khi cho 7,9 gam hỗn hợp gồm K và Ca vào nước thu được dung dịch X và 3,36 lít khí H2. Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp?

Giải:

Gọi số mol của K, Ca có trong hỗn hợp lần lượt là x, y bằng phương pháp nhẩm ta có ngay hệ (chỉ việc bấm máy tính): 39x + 40y = 7,9 (1) và 1.x + 2.y = 2. 3,36/22,4 (2). Tìm được x=y=0,1.

                  mK = 3,9 ; mCa = 40

Qua ví dụ trên ta thấy, việc nắm rõ bản chất của phản ứng và các công thức nhẩm nhanh sẽ cho kết quả nhanh mà không cần tính toán nhiều. 

+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

  • Một là với phản ứng:      M      +       nH2O                    à      M(OH)2      +       n/2H2

mM     +       mH2O pứ        =       mM(OH)n        +       mH2

  • Hai là với dung dịch:      mdd sau = mH2O đẫ lấy + mkim loại – mH2­
  • Khối lượng của dung dịch tăng:                   mtăng = mM  – mH2
  • Mối quan hệ số mol:                                  nM = nM(OH)n và 2nH2 = nH2O = nOH-

BÀI TẬP KIM LOẠI TÁC DỤNG NƯỚC VÀ DUNG DỊCH KIỀM


Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 17,88 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B và kim loại kiềm thổ M vào nước thu được dung dịch C và 0,24 mol H2. Dung dịch D gồm a mol H2SO4 và 4a mol HCl. Trung hoà 1/2C bằng dung dịch D thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 18,46g. B. 27,40. C. 20,26 D. 27,98.
Dùng cho câu 2, 3, 4: Hoà tan hỗn hợp Ba, Na (với tỉ lệ mol 1:1) vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2(đktc).
Câu 2: Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hoà dung dịch A là
A. 300ml. B. 30ml C. 600ml D. 60ml.
Câu 3: Khối lượng muối thu được sau phản ứng trung hoà là
A. 5,39g. B. 5,37g C. 5,35g. D. 5,33g.
Câu 4: Cho 560 ml CO2(đktc). hấp thụ hết vào dung dịch A. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 4,925g. B. 3,940g C. 2,955g D. 0,985g.
Dùng cho câu 5, 6, 7: Cho 27,4 gam Ba vào 500 gam dung dịch X gồm (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2% và đun nóng thu được V lít khí A (đktc), dung dịch B và m gam kết tủa C.
Câu 5: Giá trị của V là
A. 5,60 B. 6,72 C. 4,48 D. 8,96.
Câu 6: Giá trị của m là
A. 32,3375 B. 52,7250 C. 33,3275 D. 52,7205.
Câu 7: Nồng độ phần trăm của chất tan trong B là
A. 3,214%. B. 3,199% C. 3,035% D. 3,305%.
Dùng cho câu 8, 9: Hoà tan 2,15gam hỗn hợp gồm 1 kim loại kiềm A và 1 kim loại kiềm thổ B vào H2O thu được dung dịch C và 0,448lít H2(đktc). Để trung hoà 1/2 dung dịch C cần V lít dung dịch HCl 0,1M và thu được m gam muối.
Câu 8: Giá trị của V và m lần lượt là
A. 0,2 và 3,570 B. 0,2 và 1,785 C. 0,4 và 3,570 D. 0,4 và 1,785.
Câu 9: Thêm H2SO4 dư vào 1/2 dung dịch C thu được 1,165g kết tủa. A và B lần lượt là
A. Li, Ba B. Na, Ba C. K, Ba D. Na, Ca.
Dùng cho câu 10, 11, 12: Hỗn hợp Y gồm 3 kim loại Na, Al, Fe được nghiền nhỏ trộn đều và chia thành 3 phần bằng nhau. Hoà tan phần 1 trong 0,5lit dd HCl 1,2M được 5,04lít khí và dd A. Phần 2 cho tác dụng với dd NaOH dư thu được 3,92lit khí. Phần 3 cho tác dụng với nước dư thu được 2,24lit khí. Biết thể tích các khí đo ở đktc và thể tích dung dịch không đổi.
Câu 10: Khối lượng của Na, Al trong Y lần lượt là
A. 3,45g; 8,10g. B. 1,15g; 2,70g C. 8,10g; 3,45g D. 2,70g; 1,15g.
Câu 11: Nồng độ mol/lít của HCl trong dung dịch A là
A. 0,1M. B. 0,2M. C. 0,3M D. 0,4M.
Câu 12: Khối lượng chất tan trong dung dịch A là
A. 35,925g. B. 25,425g. C. 41,400g D. 28,100g.
Câu 13: Cho 18,6 gam hỗn hợp A gồm K và Al tác dụng hết với dung dịch NaOH thì thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 18,6 gam A tác dụng hết với dung dịch HCl thì số gam muối thu được là
A. 68,30. B. 63,80. C. 43,45. D. 44,35.
Câu 14: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3 kim loại kiềm vào nước thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho lượng X như trên tác dụng với O2 dư thì thu được 3 oxit và thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là
A. 3,2. B. 1,6 C. 4,8 D. 6,4.
Câu 15: Cho 46,95 gam hỗn hợp A gồm K và Ba tác dụng với dung dịch AlCl3 dư thu được 19,50 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của K trong A là
A. 24,92%. B. 12,46% C. 75,08% D. 87,54%.
Câu 16: Chia 23,2 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn dung dịch thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 51,6. B. 25,8 C. 40,0 D. 37,4.
Câu 17: Cho 8,50 gam hỗn hợp Na và K tác dụng hết với nước thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,35. B. 16,05 C. 10,70 D. 21,40.
Dùng cho câu 18, 19: Chia 23,0 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Li thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ thu được 1,12 lít khí N2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối (không chứa NH4NO3). Phần 2 hoà tan hoàn toàn trong nước thu được V lít H2 (đktc).
Câu 18: Giá trị của m là
A. 48,7. B. 54,0. C. 17,7. D. 42,5.
Câu 19: Giá trị của V là
A. 4,48. B. 11,20. C. 5,60. D. 8,96.
Câu 20: Hoà tan 13,1 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Trung hoà Y bằng dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 30,85 gam muối. Giá trị của V là
A. 5,60. B. 8,96. C. 13,44. D. 6,72.
Câu 21: Cho hỗn hợp A gồm Al và Na tác dụng với H2O dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và còn lại một lượng chất rắn không tan. Khối lượng của Na trong A là
A. 2,3 gam. B. 4,6 gam. C. 6,9 gam. D. 9,2 gam.
Câu 22: Hoà tan 13,8 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Sục CO2 dư vào dung dịch Y thu được 50,4 gam muối. Giá trị của V là
A. 5,60. B. 8,96. C. 13,44. D. 6,72.
Dùng cho câu 23, 24: Hoà tan hoàn toàn 13,2g hỗn hợp Na và K vào nước thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Cho 5,200 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch Y chứa m gam muối và 3,36 lít khí H2 (đktc). Cho X tác dụng với Y đến khi phản ứng hoàn toàn thu được x gam kết tủa.
Câu 23: Giá trị của m là.
A. 10,525. B. 9,580. C. 15,850. D. 25,167.
Câu 24: Giá trị của x là
A. 12,000. B. 10,300 C. 14,875 D. 22,235.
Câu 25: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại kiềm vào nước thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và 400 ml dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 1. B. 2. C. 12. D. 13.
Câu 26 (B-07): Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng nước dư thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 1,75V lít khí. Biết các khí đo ở cùng điều kiện. Thành phần phần trăm khối lượng của Na trong X là
A. 39,87%. B. 29,87%. C. 49,87%. D. 77,31%.
Câu 27: Cho hỗn hợp Na, K và Ba tác dụng hết với nước, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu cho X tác dụng hết với dung dịch Al(NO3)3 thì số gam kết tủa lớn nhất thu được là
A. 7,8 gam. B. 15,6 gam. C. 46,8 gam. D. 3,9 gam.
Câu 28: Cho m gam hỗn hợp A gồm K và Al tác dụng với nước dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư, thì thu được 7,84 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của K trong A là
A. 83,87%. B. 16,13%. C. 41,94%. D. 58,06%.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*